Lô C, Đường D6, KCN Đức Hoà III - Việt Hoá, Xã Đức Lập Hạ, Huyện Đức Hòa, Long An

Nhựa Resin là gì? hãy cùng nhau tìm hiểu

Nhựa Resin là gì? hãy cùng nhau tìm hiểu

Nhựa Resin là gì? hãy cùng nhau tìm hiểu

Đánh giá 5* cho TPS post

Nhựa Resin là gì?

Nhựa Resin là gì? Có mấy loại nhựa Resin? Ứng dụng ra sao trong cuộc sống là những câu hỏi xoay quanh loại nhựa nổi tiếng này. Bên cạnh các loại nhựa vô cùng quen thuộc như nhựa PE, nhựa PP, PVC hay nhựa ABS,…thì nhựa Resin cũng phổ biến không kém. Chắc rằng bạn chưa biết nhiều về chúng. Vậy thì còn chần chừ gì nữa? Đọc ngay bài viết ngay bên dưới nhé!

1. Nhựa Resin là gì?

Nhựa Resin là loại nhựa nhân tạo tổng hợp. Ứng dụng nhiều trong công nghiệp và dân dụng. Vì thế có thể nói đây cũng là một trong những loại nhựa quan trọng.

Ngoài cái tên nhựa Resin, thì vật liệu này còn biết đến với tên gọi keo Resin, Resin, Resin Thái,…

Có lẽ vì có nhiều cách gọi, nên loại nhựa này cũng chia làm nhiều loại với tính chất và thành phần khác nhau. Thông thường Resin ám chỉ chung cho tất cả các loại.

2. Tính chất của nhựa Resin

Resin thường ở 3 trạng thái: dạng cứng, dạng bột và dạng lỏng. Trong đó, dạng lỏng có ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực xây dựng, nghệ thuật, y học,…

Dạng cứng thường bắt gặp ở những sản phẩm tiêu dùng. Chúng an toàn, và không gây độc trong điều kiện thường.

Thế nhưng, thành phẩm từ Resin có tính chất đặc trưng là bị hóa vàng khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Thời gian ngả vàng không cố định, có thể diễn ra diễn ra sau vài tuần, vài tháng hoặc một năm. Điều này phụ thuộc vào chất lượng của nhựa.

Dĩ nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng ngả vàng với Resin cao cấp. Theo đó, sản phẩm nhựa dù gặp ánh nắng mặt trời cũng ít vàng hơn. Hơn nữa, khả năng tự lành cao nên khó trầy xước.

3. Resin có những loại cơ bản nào?

a. Epoxy Resin

Epoxy Resin hay còn gọi là keo AB. Gồm 2 thành phần chính là A và B. Phần A có dạng phổ biến là Diglycidyl ether of Bisphenol A. Còn phần B là chất đóng rắn gồm nhiều loại khác nhau như: Amidoemies, Polyamides, Aliphatic amines, adducts, mannich, base,…với tính chất riêng biệt.

Keo AB là chất lỏng màu vàng nâu, không mùi, nguyên chất không pha loãng. Khả năng chịu lực tốt nên thường dùng để đúc mẫu hoặc phủ lớp bảo vệ bên ngoài, chống

bào mòn, trầy xước.

Epoxy Resin chia làm 2 loại: Epoxy Resin trong suốt (Clear Type) và Epoxy Resin cứng (Hard Type). Trong đó, loại trong suốt có độ trong giống với pha lê hoặc kính nhưng hiện tượng ngả màu vàng đục xảy ra sau khoảng thời gian sử dụng. Còn Resin Ultra DTAB cũng trong suốt, ít bọt, kháng tia UV, dùng lâu không ngả vàng. Với Epoxy Resin cứng là minh chứng cho việc đã khắc phục được tính mềm trong Epoxy Resin gốc.

Epoxy Resin có đặc tính không bị co khi thời tiết thay đổi. Nhờ đó, theo công thức pha chế có tỷ lệ, nhà sản xuất để tạo ra thành phẩm ứng dụng, công nghiệp và xây dựng như keo dán công nghiệp, sơn phủ vỏ tàu, sơn chống thấm.

Bên cạnh đó, những bạn nào yêu thích làm đồ handmade, thì Epoxy Resin có lẽ không còn xa lạ.  Đây là loại keo dễ sử dụng, dễ pha trộn và xử lý, chỉ cần pha theo tỷ lệ 1:1 hoặc 1:2 là được. Keo AB là nguyên liệu không thể thiếu nếu muốn vẽ tranh 3D, đổ khuôn sản phẩm, đổ mặt bàn, làm trang sức, đổ mặt tranh,…

b. Polyester Resin

Polyester Resin là loại nhựa tổng hợp của Polyester ở dạng lỏng. Loại này có màu vàng nhạt, nhớt và có mùi đặc trưng. Được dùng để chế tạo nhựa thường, đúc sản phẩm cần độ dày cao.

Nhựa PR có giá thành rẻ. Không chống lại được tia UV nên sau một thời gian tiếp xúc với mặt trời sẽ ngả vàng.

>>> Xem thêm: Nhựa nguyên sinh PP là gì?

c. Polyurethane Resin

Polyurethane Resin còn gọi là PU hay PU Resin. Nhựa này có tính kháng nước, chịu nhiệt tốt, bền dẻo. Ngoài ra, nhờ độ kết dính cao, chống mài mòn nên trở thành nguyên liệu quan trong trong chế tạo cao su, làm nệm, làm sơn phủ, chống thấm, chế tạo tàu biển, ô tô,…

Thế nhưng, Polyurethane Resin gốc rất háo nước, có nhiều bọt. Cho nên loại nhựa này không thích hợp dùng trong llĩnh vực mỹ thuật, handmade, tạo 3D trong suốt như Epoxy Resin.

d. Acrylic Resin

Nhựa Resin chính là nhựa Acrylic có dạng trong suốt hoặc có màu. Tính chất đặc trưng của nhựa này là có thể hòa tan trong nước. Thường dùng để làm keo pha trộn. Acrylic Resin chia thành 3 loại chính là nhiệt dẻo, dẻo và nhiệt rắn với tính chất vật lý khác nhau:

– Nhựa Acrylic nhiệt dẻo: màng nhựa trong suốt, kém phản ứng với bột màu nên thường nhựa này không có màu. Dùng để làm sơn PU cho kim loại, plastic và nhôm, hay sơn tân trang xe hơi.

– Nhựa Acrylic dẻo: có nhiều màu sắc để chọn lựa. Lại dễ gia công, tính vật lý bền bởi vậy loại này được lĩnh vực thiết kế nội thất, tạo keo màu nước,…ưa thích.

– Nhựa Acrylic nhiệt rắn: có độ bền và độ rắn cao, trở thành nguyên liệu để sản xuất sơn công nghiệp.

Tùy vào mục đích sử dụng, bạn có thể chọn loại Resin thích hợp. Tiếp theo, để biết loại nhựa mà mình sẽ chọn có ưu nhược điểm gì. Bạn hãy đọc phần sau nhé!

4. Ưu và nhược điểm của Resin

a. Epoxy Resin

Ưu điểm:

– Trong suốt đẹp mắt, kháng được tia UV

– Gặp môi trường nước sẽ bị đông cứng

– Kết cấu phù hợp để hút chân không, gắn kết được các vật liệu khác với nhau

Nhược điểm:

– Dễ bị trầy sau khi khô nếu gặp tác động bởi tính mềm.

– Dễ mờ bề mặt khi đánh bóng vì không chịu được nhiệt.

b. Polyester Resin và Polyurethane Resin

Ưu điểm:

– Sau khi khô sẽ rất cứng

– Dễ dàng tăng độ sáng bằng cách đánh bóng

– Giá thành rẻ nên thích hợp mua số lượng lớn để đổ khuôn

Nhược điểm:

– Phản ứng hóa học ảnh hưởng tới sức khỏe

– Thời gian đông cứng rất nhanh từ 8 – 10 phút

– Ngả sang vàng sau thời gian sử dụng

– Không thích hợp trong điều kiện ẩm ướt

Theo bao bì xanh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN