Nhựa PP, hay Polypropylene là một loại nhựa polymer đa dụng phổ biến được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Với tính chất nhẹ, độ bền cao và khả năng chống hóa chất tốt, nhựa PP là lựa chọn ưu việt cho nhiều ứng dụng. Đây là nguồn nguyên liệu không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
Nhựa hay còn được gọi là plastic trong tiếng Anh, có nghĩa là một nhóm các vật liệu tổng hợp hoặc bán tổng hợp sử dụng polyme làm thành phần chính. Nhờ tính dẻo của mình mà chúng có thể được đúc, đùn hoặc ép thành nhiều hình dạng khác nhau. Đặc tính dẻo này kết hợp với những đặc điểm như nhẹ, bền, linh hoạt và chi phí sản xuất thấp, khiến chúng trở thành vật liệu phổ biến nhất trên toàn cầu hiện nay (theo Wikipedia.org).
Nhựa PP hay Polypropylene, là một loại nhựa nhiệt dẻo polymer có độ cứng, dẻo dai, được sản xuất từ monome propene (hoặc propylene). Công thức hóa học của nhựa PP là (C3H6)n, là loại nhựa giá rẻ nhất hiện nay.
Bên ngoài, hạt nhựa PP có màu trắng trong suốt, không màu, không mùi, không vị và không độc hại. Trong quá trình sản xuất, những hạt nhựa này thường được pha trộn với các hạt tạo màu để tạo ra sản phẩm có màu sắc đa dạng.
Do khả năng tổng hợp dễ dàng từ nguyên liệu giá rẻ và an toàn, nhựa PP được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, quốc gia và loại sản phẩm khác nhau.
XEM NHANH:
Tính chất của nhựa Polypropylene
- Kháng hóa chất: Nhựa PP chống lại các tác động của bazơ và axit, làm cho nó thành lựa chọn ưu việt cho việc đựng các chất lỏng như chất tẩy rửa, sản phẩm sơ cứu, và nhiều hóa chất khác.
- Đàn hồi và dẻo dai: Nhựa PP có đàn hồi trong một khoảng nhất định, nhưng cũng giữ được độ dẻo dai mà không bị biến dạng quá nhanh. Tính dẻo được định nghĩa là khả năng biến dạng mà không gãy.
- Chống biến dạng: Polypropylene giữ được hình dạng sau nhiều tác động như xoắn, uốn, làm cho nó lý tưởng cho việc làm bản lề sống.
- Cách điện: Nhựa PP có điện trở cao vì thế mà được ứng dụng trong các thiết bị điện tử.
- Độ trong suốt và xuyên ánh sáng: Mặc dù có thể làm trong suốt nhưng nhựa PP thường được sản xuất với màu đục tự nhiên. Nó có thể được sử dụng cho các ứng dụng thẩm mỹ hoặc nơi cần chuyển ánh sáng. Nếu mong muốn có độ truyền sáng cao, các loại nhựa khác như Acrylic hoặc Polycarbonate có thể là lựa chọn phù hợp hơn.
Công dụng của nhựa PP trong cuộc sống
Nhựa PP được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày với nhiều ứng dụng và sản phẩm quen thuộc như:
- Chai nước phổ biến và dễ thấy tại các cửa hàng tiện lợi như Lavie, Coca,…
- Hộp đựng đồ đa năng, hộp đựng thực phẩm, hộp đựng đồ ăn dùng một lần,…
- Đồ chơi, bình sữa, xe nhựa, xe đẩy cho bé…
- Sản xuất đồ gia dụng và nội thất như đồ dùng bếp, đồ phòng khách, giỏ đựng đồ, kệ phòng tắm,…
- Màng bọc và đựng thực phẩm, đồ dùng hàng ngày với chi phí hợp lý
Ưu điểm và nhược điểm của nhựa PP
Ưu điểm
- Nhựa PP là một lựa chọn phổ biến và giá cả khá hợp lý.
- Có độ bền uốn cao nhờ đặc tính bán tinh thể của mình.
- Bề mặt của Polypropylene khá trơn.
- PP còn có khả năng chống ẩm đáng kể và chống lại nhiều loại bazơ và axit.
- Đặc tính chống mỏi và độ bền va đập của Polypropylene cũng được đánh giá cao.
- Polypropylene là một chất cách điện hiệu quả.
Nhược điểm
- Polypropylene có tính giãn nở khi nhiệt độ tăng lên, vì thế mà nhựa PP ít được sử dụng trong môi trường có nhiệt độ cao.
- Polypropylene dễ bị tác động của tia UV, làm suy giảm chất lượng của nó.
- Khả năng chống lại clo và các chất thơm của Polypropylene không cao.
- Bề mặt của nó cũng khó bám sơn do tính chất liên kết yếu.
- Polypropylene dễ cháy và có khả năng bị oxy hóa.