Đường được xem là loại gia vị rất cần thiết trong đời sống. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều đường sẽ có nguy cơ mắc một số loại bệnh như tiểu đường, tim mạch… Vậy chúng ta nên ăn lượng đường bao nhiêu là đủ? Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn nhé.
XEM NHANH:
I. Các loại đường phổ biến
Đầu tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đôi nét về các loại đường phổ biến hiện nay. Do mỗi loại đường sẽ có tính chất và sức ảnh hưởng đối với sức khỏe con người khác nhau. Dù là loại nào cũng vậy, nếu chúng ta ăn quá nhiều đường thì sẽ gây hại đến sức khỏe. Dưới đây là các loại đường phổ biến hiện nay như sau:
- Đường kính trắng: Đây là loại đường được sử dụng phổ biến nhất, được làm từ 100% mía. Đường kính có màu trắng ngà, vị ngọt sâu, dễ tan nên thường được dùng để làm gia vị nêm nếm hằng ngày.
- Đường bột: Là dạng bột mịn, có màu trắng ngà và có vị ngọt. Người ta thường trộn thêm một ít bột bắp vào đường để đường không bị vón cục. Do vậy nên đường bột thường được dùng để làm bánh ngọt.
- Đường nâu: Được làm bằng phương pháp thủ công, có màu nâu sẫm, được làm từ mật mía. Trong khâu luyện đường thì phần rỉ đường sẽ được giữ lại và chế biến thành đường nâu. Hoặc có thể sản xuất bằng cách trộn đường trắng với mật mía.
- Đường phèn: Được nấu thủ công để tạo thành từng cục, viên màu trắng trong, có kích thước khác nhau. Đường có vị ít ngọt, thanh mát và có khả năng giải nhiệt.
- Đường thốt nốt: Được chế biến từ nước lấy từ hoa thốt nốt, có màu vàng, mùi thơm, vị ngọt mát, giàu vitamin và khoáng chất. Đường được sản xuất thành dạng bánh, có nhiều kích thước và hình dáng khác nhau.
- Đường dạng lỏng: Đây là tên gọi chung của các sản phẩm đường như mật mía, siro bắp, mạch nha…
II. Ăn quá nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Việc ăn quá nhiều đường sẽ khiến cơ thể dư thừa năng lượng, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Lượng đường dư thừa trong cơ thể nhiều sẽ gây ra rất nhiều bệnh. Dưới đây là những ảnh hưởng không tốt của đường đối với sức khỏe.
1. Tăng cân không kiểm soát
Một trong những ảnh hưởng đầu tiên của việc ăn quá nhiều đường chính là tăng cân không kiểm soát. Nếu chúng ta sử dụng quá nhiều đường trong một thời gian ngắn, lượng đường sẽ tích tụ rất lớn trong cơ thể. Do vậy mà sẽ có hiện tượng tăng cân không kiểm soát đối với cơ thể, đặc biệt là những người dễ tăng cân. Việc tăng cân không kiểm soát nếu để lâu ngày sẽ chuyển biến thành bệnh béo phì. Cuối cùng là sẽ dẫn đến nguy cơ mắc thêm các loại bệnh về tim mạch, tiểu đường…
2. Ảnh hưởng đến tim mạch
Như đã nói ở trên lượng đường trong cơ thể quá lớn lâu dần sẽ dẫn đến nguy cơ mắc thêm bệnh về tim mạch. Do đường có thể gây tổn thương cho động mạch và tim, làm tăng nguy cơ bị đau tim. Bên cạnh đó nó cũng làm tăng lượng insulin, tăng nhịp tim và huyết áp. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tim.
3. Nâng cao nguy cơ bị tiểu đường
Lượng đường nhiều sẽ tăng lượng insulin trong máu, điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị tiểu đường. Nếu đã bị mắc bệnh tiểu đường vẫn cố ăn ngọt thì sẽ rất dễ gây tử vong. Vì vậy bạn nên cân nhắc sử dụng đường thật hợp lý và biết cách kiềm chế bản thân để giảm bớt lượng đường.
4. Tăng quá trình lão hóa da
Ăn quá nhiều đường sẽ không tốt đối với da của bạn, đặc biệt là da mặt. Ăn nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến elastin và collagen; hai thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra làn da mềm mại và mịn màng. Đường cũng có thể gây viêm da cơ thể, nếp nhăn, mụn và da lão hóa sớm. Một thí nghiệm nho nhỏ dành cho bạn là hãy thử trong vòng 15 ngày không sử dụng đường. Sau 15 ngày bạn sẽ nhận được kết quả bất ngờ đối với làn da của mình.
5. Sức khỏe răng miệng kém nếu ăn quá nhiều đường
Nếu ăn nhiều đường thì sẽ tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn phát triển. Điều này sẽ khiến cho răng của bạn dễ bị sâu, men răng dễ bị hỏng. Sau đó sẽ kéo thêm vấn đề hôi miệng gây khó chịu cho cả bạn và người đối diện.
III. Cách để hạn chế lượng đường trong máu
Nếu bạn đã nạp lượng đường quá nhiều thì đừng quá lo lắng. Hãy tham khảo một vài cách dưới đây để giúp hạn chế lượng đường trong máu:
- Hãy thường xuyên tập thể dục để chuyển hóa lượng đường thành năng lượng và co cơ. Điều này vừa giúp giảm cân, duy trì sức khỏe và giữ sự ổn định của lượng đường trong máu.
- Tăng tiêu thụ chất xơ để cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu giúp cơ thể khỏe mạnh và cân bằng.
- Uống đủ nước để thải độc, thanh lọc cơ thể và đào thải bớt lượng đường dư thừa trong cơ thể.
- Sử dụng các loại thực phẩm ít đường để kiểm soát được khẩu phần ăn hằng ngày. Điều này giúp hạn chế lượng đường hấp thu vào trong cơ thể.
- Giảm căng thẳng, stress để làm giảm lượng hormone chứa glucagon và cortisol. Điều này giúp chúng ta thư giãn, thoải mái và gián tiếp làm giảm lượng insulin trong cơ thể.
Đường tuy là chất cần thiết đối với cơ thể nhưng nếu sử dụng không đúng cách thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chúng ta không nên ăn quá nhiều đường và phải có cách kiểm soát lượng đường trong cơ thể. Có thể thực hiện các phương pháp trên để làm giảm lượng đường một cách tự nhiên.
Thông tin liên hệ:
Công Ty Cổ Phần Thiện Phú Sĩ
Địa chỉ: Lô C, Đường D6, KCN Đức Hòa III – Việt Hoá, Xã Đức Lập Hạ, Huyện Đức Hòa, Long An
Website: https://thienphusico.com/
Email: mkt.manager@thienphusico.com
Hotline: 0918 694 749.