5/5 - (2 bình chọn)

Bên cạnh một số lợi ích khi ăn gạo lứt thì gạo lứt có những tác hại khi sử dụng không đúng cách hoặc ăn quá nhiều dẫn đến không tốt cho sức khỏe. Bài viết sau đây bàn về các tác hại của gạo lứt và giải đáp câu hỏi ăn gạo lứt nhiều có tốt không? Mời bạn đọc theo dõi!

-> Dành cho bạn: Gạo lứt là gì? Top 5 loại gạo lứt ngon cho bạn chọn mua

1. Đặc tính của gạo lứt

Gạo lứt đơn thuần là loại gạo trắng bình thường nhưng trong quá trình xay xát chỉ loại bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài, chưa trải qua quá trình xát bỏ lớp cám gạo. Chính vì thế loại gạo này được xem là giàu vitamin và các nguyên tố vi lượng, chứa lượng chất xơ rất cao. 

Nếu kèm gạo lứt vào khẩu phần ăn từ 2 – 3 lần/tuần sẽ mang lại những lợi ích rất tốt cho sức khỏe như tốt cho tim mạch, điều hòa huyết áp, giảm cholesterol, bổ sung khoáng chất cho cơ thể… 

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích là thế nhưng không phải đối tượng nào cũng nên ăn gạo lứt. Bởi gạo lứt tuy giàu khoáng chất nhưng hàm lượng đạm và chất béo rất thấp, hai chất này lại rất cần thiết cho cơ thể. Lượng chất xơ trong gạo lứt khá cao gây cản trở quá trình hấp thụ sắt, canxi… và còn gây khó tiêu hơn khi ăn gạo trắng.

tac hai cua gao lut

Gạo lứt chứa nhiều đặc tính riêng

2. Phân loại gạo lứt

Người ta phân chia gạo lứt chủ yếu dựa vào 2 đặc tính: phân loại dựa vào tính chất gạo và phân loại dựa vào màu sắc. 

Theo tính chất gạo, người ta chia gạo lứt thành gạo lứt nếp và gạo lứt tẻ. Loại gạo có nguồn gốc từ các loại gạo nếp như gạo nếp cái hoa vàng, gạo nếp hương… được gọi là gạo lứt nếp. Gạo lứt nếp có đặc điểm mềm dẻo, thường được dùng để nấu xôi, làm bánh… Trong khi đó, gạo lứt tẻ có nhiều hình dáng khác nhau như gạo lứt tẻ hạt ngắn, hạt vừa và hạt dài. Để ngon hơn, trước khi nấu cần ngâm qua gạo với nước, việc này cũng giúp lượng gạo tẻ dễ tiêu hơn khi ăn vào

Dựa vào màu sắc, gạo lứt được chia thành 3 loại:

  • Gạo lứt đỏ: Loại gạo này có màu đỏ và chứa nhiều dưỡng chất, tốt cho người cao tuổi, bệnh nhân tiểu đường, người ăn chay… Tuy nhiên tránh nhầm lẫn gạo lứt đỏ và gạo huyết rồng. Trong khi gạo lứt đỏ rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường thì gạo huyết rồng lại làm tăng chỉ số đường huyết, không tốt cho những người mắc bệnh này. 
  • Gạo lứt đen: Như tên gọi, gạo này có màu đen, chứa ít đường và giàu chất xơ, chất chống oxi hóa và nhiều dưỡng chất khác có lợi cho sức khỏe con người. 
  • Gạo lứt trắng: Được xem là loại gạo phổ biến nhất, giàu dưỡng chất và phù hợp với nhiều đối tượng. Đây là loại gạo lứt cơ bản bạn có thể thử qua nếu còn phân vân chưa biết chọn loại gạo lứt nào. 

Có đi sâu vào tìm hiểu mới biết có nhiều loại gạo lứt: gạo lứt trắng, đỏ và đen. Tùy vào tình trạng sức khỏe mà ta nên chọn loại gạo lứt nào cho phù hợp.

tac hai cua gao lut

Gạo lứt được chia thành nhiều loại

-> Tham khảo: Gạo tím than là gạo gì? Có phải gạo lứt không?

3. Các tác hại của gạo lứt

Xưa nay nhiều lời đồn đoán cho rằng ăn gạo lứt rất tốt cho sức khỏe. Không sai, gạo lứt mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, đặc biệt với những người cần kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, cái gì ăn nhiều quá cũng không tốt, gạo lứt cũng vậy nếu ăn quá nhiều có thể mang đến nhiều nguy hại. Sau đây là các tác hại mà gạo lứt mang lại:

3.1. Tác hại của gạo lứt Không tốt cho tim mạch

Theo các nghiên cứu, trong gạo lứt có một thành phần có tên gọi là Asen, nếu cơ thể tích tụ nhiều chất này sẽ không tốt cho những người mắc các bệnh về tim mạch.

tac hai cua gao lut

Gạo lứt nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho tim mạch

3.2. Tác hại của gạo lứt Gây dị ứng chéo

Để tiết kiệm chi phí, rất nhiều nhà sản xuất đã sử dụng cùng một thiết bị để sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau từ một loại gạo lứt ví dụ bánh mì, bột hay snack… Điều này dễ tăng nguy cơ lây nhiễm chéo các chất dị ứng gây nguy hiểm giữa các sản phẩm. 

Vì thế, để cẩn thận bạn nên đọc kĩ thành phần trong bất kì một gói gạo hay thức ăn nào được chế biến từ gạo lứt để xem mình có dị ứng với bất kì một thành phần nào trong đó hay không.

-> Xem Ngay: TOP các loại gạo ngon, thông dụng nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay

3.3. Gây khó tiêu khi ăn vào

Trong gạo lứt có một hoạt chất có tên là acid phytic ngăn cản sự hấp thu vi chất của cơ thể. Ngoài ra, gạo lứt không được đánh bóng và vẫn giữ nguyên lớp cám bên ngoài nên khi ăn vào nếu không nhai kỹ sẽ gây ra khó tiêu. Chính vì thế, khi ăn gạo lứt bạn cần nhai kỹ để hạn chế tình trạng này.

tac hai cua gao lut

Ăn gạo lứt có thể gây khó tiêu

3.4. Gây suy nhược

Gạo lứt được xem là “thần phẩm” trong khẩu phần ăn của những người cần kiểm soát cân nặng và những người mắc các bệnh về tiểu đường. Thế nhưng một tác hại của gạo lứt đen cần bàn đến là nếu ăn quá nhiều gạo lứt không kiểm soát thì sẽ làm cho cơ thể thiếu hụt chất dẫn đến suy nhược cơ thể. 

Theo lời khuyên của bác sĩ, chỉ nên đưa gạo lứt vào khẩu phần ăn từ 2 -3 lần/ tuần. Vì thế bên cạnh gạo lứt cần bổ sung thêm dưỡng chất trong các loại ngũ cốc khác.

tac hai cua gao lut

Nếu thường xuyên sử dụng gạo lứt có thể gây suy nhược

-> Các loại gạo tại TPS Group: Gạo nàng hoa, GẠO JASMINE 85, GẠO JAPONICA

3.5. Không có tác dụng chữa bệnh

Gạo lứt không có nhiều “thần dược” như nhiều lời đồn là ăn gạo lứt có thể chữa được bệnh. Đưa gạo lứt vào khẩu phần ăn từ 2 – 3 bữa/tuần có thể ngăn ngừa được bệnh, tốt cho sức khỏe. Điều đó không đồng nghĩa với việc ăn gạo lứt có thể chữa được bệnh. Như vậy có thể khẳng định gạo lứt hoàn toàn không có khả năng chữa bệnh như nhiều lời đồn. 

Để có một sức khỏe tốt nên tăng cường vận động thể dục thể thao kết hợp với ăn uống khoa học. Nếu có thể hãy tham khảo việc đưa gạo lứt xen kẽ vào các bữa ăn trong tuần.

tac hai cua gao lut

Đẩy lùi bệnh tật bằng cách tăng cường tập luyện thể dục thể thao kết hợp với chế độ ăn phù hợp

3.6. Không tốt cho phụ nữ có thai 

Có mâu thuẫn không khi có một số ý kiến cho rằng ăn gạo lứt có lợi cho bà bầu. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào gạo lứt có sạch hay không. Nếu gạo lứt sạch (không chứa Asen) thì sẽ cung cấp các vi chất có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Ngược lại đối với gạo lứt có chứa Asen thì khi ăn nhiều hoàn toàn không tốt, gây ra những nguy hại không mong muốn. Chính vì thế, bà bầu nên cân nhắc khi ăn gạo lứt vì rất khó để phân biệt được đó có phải là gạo lứt sạch hay không.

tac hai cua gao lut

Chất Asen trong gạo lứt không tốt cho sự phát triển của thai nhi

-> Xem thêm: các sản phẩm nông sản có giá trị

4. Ăn gạo lứt nhiều có tốt không?

Theo các chuyên gia và các bác sĩ khuyến cáo, không nên ăn nhiều gạo lứt, cần xen kẽ một lượng gạo lứt vừa phải, tối đa tầm 2 – 3 bữa trong tuần. Bên cạnh đó, chúng ta cần cẩn thận kiểm tra xem các thành phần có chứa trong gạo lứt có gây dị ứng cho cơ thể và có phù hợp hay không. 

Bên cạnh gạo lứt, để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể ta cần tăng cường bổ sung ngũ cốc, rau củ quả và trái cây. Năng vận động, luyện tập thể dục thể thao kết hợp ăn uống và làm việc điều độ. Khi đó sẽ mang lại một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần tươi tắn, suy nghĩ tích cực, tăng xác suất thành công trong công việc.

tac hai cua gao lut

Đưa gạo lứt vào khẩu phần ăn tầm 2 – 3 lần/tuần

5. Địa chỉ mua gạo lứt uy tín

Để an tâm sử dụng gạo lứt thì nên tìm đến các địa chỉ cung cấp gạo lứt uy tín và có thâm niên trên thị trường. TPS Group được xem là nơi chuyên cung cấp gạo lứt được nhiều đối tác và khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Mua gạo lứt tại TPS Group bạn sẽ không lo mua phải gạo giả, gạo nhái hay gạo trộn lẫn tạp chất. Liên hệ ngay hotline 0812 072 004 để mua được gạo lứt giá tốt và dịch vụ tận tình nhất. 

Trên đây là những tác hại của gạo lứt chúng ta cần biết để trang bị cho mình những kiến thức cần biết. Và việc chúng có lợi hay có hại còn tùy vào cách chúng ta sử dụng và sự hiểu biết của chúng ta về loại gạo này. Chúc bạn đọc vui vẻ!

Nguồn: https://thienphusigroup.com/