Gạo là một trong những loại lương thực không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta. Đây là loại lương thực phổ biến và rất quan trọng trong bữa ăn của các gia đình. Ở bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu đôi nét về nguồn gốc, xuất xứ cũng như đặc tính của gạo nhé.
XEM NHANH:
I. Gạo là gì?
Gạo là một loại lương thực được thu hoạch từ những cây lúa. Loại lương thực này có khá nhiều màu sắc như trắng, nâu, đỏ thẫm… Có 2 loại gạo phổ biến nhất là gạo tẻ (gồm các loại gạo thơm và gạo trắng thông thường) và gạo nếp. Ngoài ra, còn có thêm một loại gạo khác là gạo lứt, loại thực phẩm chỉ loại bỏ vỏ và giữ nguyên cám, mầm.
Hạt gạo sẽ được thu hoạch sau khoảng 3 tháng trồng trọt và được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Khi nấu chín các hạt gạo sẽ vẫn giữ được màu sắc ban đầu, có độ dẻo. Mỗi giống lúa sẽ cho ra những thành phẩm có tính chất, đặc tính khác nhau.
1. Nguồn gốc, xuất xứ của gạo
Về nguồn gốc, các giống lúa hiện nay là kết quả của các nghiên cứu, lai tạo nhiều thế kỷ từ cây lúa dại. Các nhà khoa học sẽ tiến hành biến đổi gen các giống lúa để tạo ra những loại giống có năng suất cao. Một số loại gạo ngon hiện tại như: Gạo ST25, gạo Nàng Hoa, gạo Japonica, gạo Jasmine 85,…
Châu Á là khu vực trồng và tiêu thụ lúa gạo nhiều nhất trên thế giới, chiếm khoảng 90%. Tiếp đến là khu vực Châu Phi, tuy nhiên khu vực này lại có năng suất lúa khá thấp chỉ bằng 40% năng suất của Châu Á.
2. Đặc tính của gạo
Về đặc tính, mỗi giống lúa sẽ cho ra mỗi loại gạo có đặc tính khác nhau. Chẳng hạn:
- Giống gạo tẻ thơm như Nàng Hoa, ST21, ST25… hạt dài, sẽ có hương thơm, có màu trắng, khi nấu thành cơm sẽ rất dẻo.
- Giống gạo nếp hạt sẽ to dài, có mùi thơm theo từng loại giống, dẻo và rất dính.
- Các loại gạo tẻ thông thường (không thơm) hạt sẽ dài, thon, có vị ngọt, khi nấu hạt cơm sẽ khá rời rạc.
2.1. Thời gian sinh trưởng của gạo
Tùy vào từng giống lúa thì sẽ có thời gian sinh trưởng khác nhau. Đối với giống lúa ngắn ngày thời gian sinh trưởng tốt nhất là 90 – 100 ngày. Mùa vụ để loại giống này phát triển tốt là mùa Hè – Thu và Đông – Xuân.
Đối với giống lúa dài ngày thời gian sinh trưởng từ 120 – 180 ngày, tùy giống lúa. Mùa vụ để loại giống này phát triển tốt nhất là Hè – Thu và Đông -Xuân.
2.2. Khu vực trồng gạo
Lúa được trồng phổ biến ở các nước Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam… Bên cạnh đó, các nước ở khu vực Châu Phi như Nigeria, Madagascar… cũng được trồng khá nhiều.
Ngoài ra, một số quốc gia khác như Hoa Kỳ, Australia… cũng sản xuất lúa nhưng không quá phổ biến như ở Châu Á.
-> Xem Ngay: Các loại gạo ngon, thông dụng nhất trên thị trường Việt Nam
2.3. Đặc điểm nhận dạng của gạo
Là loại lương thực phổ biến và xuất hiện hầu hết trong các bữa ăn của các gia đình nên rất dễ nhận dạng. Các hạt gạo có kích thước khá nhỏ, màu trắng trong, trắng đục hoặc đỏ thẫm.
Hạt gạo cũng giống như nguyên mẫu của hạt lúa vậy, chỉ là đã được tách đi lớp vỏ bên ngoài. Chúng ta có thể dễ dàng phân biệt sản phẩm với các loại lương thực khác.
Riêng đối với gạo lứt sẽ dễ nhận dạng nhất, thường chỉ bỏ đi lớp vỏ bên ngoài và giữ nguyên phần cám và mầm.
II. Giá trị dinh dưỡng mà gạo mang lại
Là một loại thực phẩm quan trọng và thiết yếu, gạo mang lại cho chúng ta nhiều giá trị dinh dưỡng. Gạo sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng như sau:
- Calo: 68
- Chất đạm: 1,42 g
- Chất béo: 0,15 g
- Carbohydrate: 14,84 g
- Chất xơ: 0,2 g
- Đường: 0,03 g
- Canxi: 5mg
- Natri: 1mg
- Axit béo: 0,04 g
- Cholesterol: 0 mg
III. Phân biệt các loại gạo
Gạo thường được phân loại dựa trên màu sắc, hình dáng và kích thước:
- Gạo thơm thường có kích thước dài, đầy đặn, hạt trắng và dẻo.
- Các loại gạo ngắn như gạo japonica hạt sẽ to tròn, dẻo, trắng và rất dẻo.
- Các loại gạo tẻ thường có hạt dài, hạt mỏng, rời rạc.
- Ngoài ra, cũng cần phân biệt loại gạo lứt (gạo nguyên cám) với gạo trắng thông thường. Gạo lứt chỉ loại bỏ lớp vỏ bên ngoài, giữ nguyên cám và mầm. Gạo trắng thông thường sẽ loại bỏ toàn bộ vỏ, cám và mầm.
IV. Ưu và nhược điểm của sản phẩm
Là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến, vậy gạo có những ưu điểm và nhược điểm như thế nào?
1. Ưu điểm của gạo
Về ưu điểm thì loại thực phẩm này mang những ưu điểm nổi bật như sau:
- Cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng lớn giúp tăng cường sức khỏe cho con người.
- Không có cholesterol và natri giúp giảm nguy cơ động mạch và bệnh tim.
- Chất lượng hạt gạo rất ngon, nấu cơm dẻo, thơm và rất mềm mịn.
2. Nhược điểm của gạo
Bên cạnh các ưu điểm thì gạo còn có một số nhược điểm như:
- Chứa nhiều carbohydrate đơn giản làm tăng mức đường huyết trong cơ thể, có thể dẫn đến béo phì.
- Nếu không bảo quản tốt thì gạo sẽ rất dễ bị thay đổi chất.
- Dự trữ gạo quá lâu cũng gây biến chất của gạo, khi nấu sẽ không còn dẻo và thơm nhiều nữa.
V. Công dụng của Gạo
Ngoài là thực phẩm ăn hằng ngày thì gạo còn có rất nhiều công dụng hữu ích trong đời sống. Dưới đây là một vài công dụng của loại thực phẩm này.
- Giữ đồ đạc không bị xỉn mờ: Những loại đồ đạc bị xỉn mờ chủ yếu là do không khí ẩm ướt. Vì vậy, bạn có thể bảo quản chúng trong các túi gạo để giữ được độ sáng.
- Hút ẩm cho điện thoại, đồng hồ: Điện thoại, đồng hồ nếu bị dính nước ta có thể mang đặt vào các thùng gạo. Những hạt gạo sẽ có tác dụng hút hết hơi nước trong điện thoại, đồng hồ ra ngoài.
- Khử mùi cho cối xay cà phê hoặc gia vị: Nếu bạn sử dụng cối xay cà phê hoặc gia vị mà nghe mùi ẩm mốc thì có thể khử mùi bằng những hạt gạo.
- Sử dụng để làm đẹp: Nước vo gạo, cám gạo hoặc bột gạo đều có khả năng làm đẹp rất tốt.
-> Tham khảo: Bảng giá các loại gạo Việt Nam
VI. Làm thế nào để nấu gạo thơm ngon và bảo quản tốt
Làm thế nào để có những nồi cơm thơm ngon, dẻo hạt? Tuỳ vào mỗi loại gạo, chúng ta sẽ có cách nấu khác nhau. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nấu cơm thông dụng nhất:
1. Làm thế nào để nấu cơm ngon, dẻo, trọng vị?
Để có những bữa cơm luôn thơm ngon, dẻo, trọn vị thì chúng ta cần biết cách nấu, đong nước và gạo theo đúng tỷ lệ. Dưới đây, là các bước để chúng ta nấu cơm ngon hơn.
- Bước 1: Đong gạo bằng bát hoặc dụng cụ đong theo nhu cầu sử dụng và số lượng người ăn.
- Bước 2: Vo gạo bằng nước sạch 2 – 3 lần.
- Bước 3: Chế nước theo tỷ lệ 1 nước – 1 gạo. Hoặc chúng ta có thể sử dụng đốt ngón tay để đo tỷ lệ theo kinh nghiệm dân gian. Theo dân gian thì tỷ lệ nước hợp lý nhất chính là xấp xỉ 1 đốt ngón tay trỏ của chúng ta.
- Bước 4: Nấu cơm khoảng 15 – 20 phút thì mở nắp và dùng đũa xới tơi cơm để cơm ráo nước.
2. Hướng dẫn cách bảo quản gạo
Để có thể sử dụng gạo lâu dài, không bị cũ hoặc biến đổi chất chúng ta cần:
- Bảo quản gạo ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời và nơi ẩm ướt.
- Sau khi mở bao bì thì nên bảo quản vào thùng nhựa, chum vại và đậy thật kín. Như vậy sẽ tránh côn trùng xâm nhập, gây ẩm ướt…
3. Một số lưu ý khi sử dụng gạo
Khi nấu và bảo quản gạo, chúng ta cần có một số lưu ý như sau:
- Không nên chà xát gạo quá mạnh trong quá trình vo gạo. Chỉ nên vo 2 – 3 lần để tránh làm mất hết chất dinh dưỡng.
- Không nên dự trữ gạo quá 6 tháng.
- Nên bảo quản gạo ở nơi thật khô ráo.
VII. Địa chỉ mua gạo chất lượng
Thiện Phú Sĩ hiện đang là một trong những đơn vị cung cấp gạo uy tín trên thị trường. Chúng tôi cung cấp các sản phẩm gạo sạch, chất lượng với giá thành ổn định.
Không chỉ cung cấp sản phẩm tại các trung tâm thành phố lớn, chúng tôi còn cung cấp gạo xuất khẩu sang các nước khác. Thiện Phú Sĩ cam kết cung cấp các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Sẵn sàng hỗ trợ khách hàng đổi trả nếu sản phẩm không đạt chuẩn.
-> Xem Thêm: Cách chọn mua gạo thơm ngon, sạch và chất lượng
VIII. Giá thành của gạo
Giá thành của gạo sẽ biến động theo giá của thị trường. Vì vậy, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0918 694 749 để được hỗ trợ báo giá MIỄN PHÍ.
Ngày nay, gạo và các sản phẩm từ gạo đều được ưa chuộng và sử dụng rất phổ biến. Hầu hết, mỗi ngày chúng ta thường cần dùng cơm trong các bữa ăn chính, vì vậy chất lượng của gạo là rất quan trọng.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về đặc điểm của gạo, biết cách phân biệt các loại gạo. Bên cạnh đó, có thể tìm được đơn vị cung ứng uy tín, chất lượng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất nhé.
Nguồn: Tps Group